Nhà thông minh là gì? Có nên lắp đặt giải pháp nhà thông minh không?

1. Nhà thông minh là gì? 

Nhà thông minh theo Wikipedia là kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử có thể được điều khiển hoặc tự động hoá hoặc bán tự động. Thay thế con người trong thực hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển. Hệ thống điện tử này giao tiếp với người dùng thông qua bảng điện tử đặt trong nhà, ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng hoặc một giao diện web.

  1.  

  1. Có nên lắp nhà thông minh không?


  2. Lắp đặt nhà thông minh là xu hướng của hiện tại và tương lai. Tuy nhiên để trả lời câu hỏi có hay không thì tùy thuộc vào nhu cầu và ý kiến cá nhân của từng người. Dưới đây là các ưu, nhược điểm của nhà thông minh hiện tại để khách hàng và người dùng có thể đưa ra quyết định của mình.
    Ưu điểm:

 - Có thể điều khiển các thiết bị điện trong nhà qua các thiết bị thông minh cầm tay. Đây là ưu điểm nổi trội của hệ thống nhà thông minh, nhờ khả năng này, bạn có thể tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí hay kiểm soát ngôi nhà của mình tốt và tối ưu hơn.

 - Điều khiển từ tất cả mọi nơi: nhờ sự phát triển của các công nghệ kết nối internet, và sự phát triển của các công nghệ IoT, việc kết nối từ xa đã không còn là vấn đề khó khăn. Nhà thông minh hiện nay đều đã được tích hợp công nghệ này giúp việc điều khiển, kiểm soát từ xa trở nên dễ dàng hơn.
- Tiết kiệm năng lượng: Nhờ khả năng điều khiển và tự động hóa được các thiết bị điện trong nhà, việc kiểm soát thời gian, năng lượng sử dụng của các thiết bị điện trong nhà sẽ được tối ưu hóa hơn.
- Làm cho căn nhà trở nên hiện đại: Nhà thông minh hiện nay đã gần như có thể tự động hoàn toàn dựa vào việc tích hợp các công nghệ cảm biến, AI, hay điều khiển giọng nói. Giúp cho căn nhà trở nên hiện đại, dễ dàng điều khiển và tự động hơn bao giờ hết.

Nhược điểm:
- Chi phí lắp đặt cao: Hiện nay, dù không phải là mới nhưng công nghệ nhà thông minh vẫn đang có chi phí khá cao. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, nhờ có sự phát triển của công nghệ không dây, đặc biệt là Zigbee mà chi phí của nhà thông minh đã giảm bớt đi phần nào.
- Vẫn còn phức tạp: Đối với đa số người dùng trẻ, đây không phải vấn đề quá khó khăn. Nhưng đối với người dùng mới tiếp cận và chưa nắm bắt nhiều về công nghệ, việc làm quen với hệ thống nhà thông minh có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

  1. Các chuẩn hệ thống điện thông minh trên thị trường?

Trên thị trường hiện nay có 2 chuẩn nhà thông minh chính là KNX và Zigbee.
- Chuẩn KNX: là tiêu chuẩn xây dựng nhà thông minh từ năm 1990 của Châu Âu. Tiêu chuẩn này độc lập giữa phần cứng và phần mềm, giúp đảm bảo hệ thống luôn hoạt động dù có sự thay đổi về công nghệ. Tuy nhiên, chi phí và quá trình thi công của nhà thông minh chuẩn KNX sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém hơn bình thường do hệ thống này điều khiển qua cáp tín hiệu.
- Chuẩn Zigbee: Zigbee là một giao thức mạng không dây xây dựng trên tiêu chuẩn IEE 802.15.4. Đây là một loại sóng có tần số ngắn được áp dụng cho các ứng dụng giám sát và điều khiển. Sóng Zigbee không sử dụng nhiều điện năng và có thiết kế đơn giản nên giá thành và chi phí rẻ hơn nhiều. Ưu điểm của hệ thống Zigbee là dễ dàng lắp đặt cho dù là công trình mới hay cải tạo lại hệ thống cũ sang hệ thống thông minh mới. Chi phí được coi là rẻ và phù hợp túi tiền với người tiêu dùng.

 

  1. Tiện ích từ nhà thông minh mang lại

 

                  3.1. hệ thống chiếu sáng thông minh\

  • Là một hệ thống gồm các thiết bị để điều khiển hệ thống chiếu sáng trong nhà. Hệ thống được tích hợp các công tắc, cảm biến, hay thậm chí cả đèn chiếu sáng để có thể phục vụ người sử dụng một cách tối ưu nhất. Ví dụ như hệ thống có thể điều khiển mức sáng, độ sáng phù hợp theo từng thời điểm trong nhà. Tự động bật tắt theo nhóm, ngữ cảnh mà người dùng mong muốn. Hay sử dụng để cảnh báo khi có đột nhật….

 

       3.2. hệ thống điều hòa thông minh

Hệ thống điều hòa thông minh là hệ thống có thể tự động hay điều khiển thay đổi môi trường nhiệt độ trong nhà. Người dùng có thể bật tắt từ xa, hẹn giờ bật tắt hay dựa theo hệ thống cảm biến mà kiểm soát được môi trường nhiệt độ bên trong ngôi nhà của mình.

 

       3.3. hệ thống rèm tự động thông minh

Tự động hóa ra đời nhằm thực hiện các công việc đơn giản của con người trong sản xuất, mang lại lợi ích về mặt kinh tế, thời gian và sức lực. Nhưng ngày nay nó còn ứng dụng vào trong đời sống nhằm tiết kiệm quỹ thời gian và tăng trải nghiệm cho gia chủ. 

                  3.4. hệ thống an ninh bảo mật 3 lớp

Hệ thống An ninh bảo mật 3 lớp bao gồm: Camera, Cảm biến chuyển động, Cảm biến cửa giúp tăng cường khả năng An ninh và bảo vệ ngôi nhà của bạn.
Hệ thống Camera từ trước đến nay vẫn là hệ thống An ninh được ưu tiên hàng đầu khi khách hàng có nhu cầu sử dụng để bảo vệ ngôi nhà của mình. Không chỉ nhờ khả năng dự báo sớm, mà còn có khả năng lưu trữ hình ảnh giúp người dùng có thể kiểm soát được các nguy cơ tiềm ẩn. Đặc biệt, hiện nay nhà thông minh Lumi đã tích hợp thành công hệ thống trí thông minh nhân tạo AI giúp camera có khả năng phân tích, phán đoán tính huống chính xác lên đến 95% giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn tốt hơn cũng như tránh những phiền hà không đáng có.
Cảm biến chuyển động là lớp bảo mật thứ 2 của ngôi nhà. Dựa trên công nghệ phát hiện chuyển động qua hồng ngoại, hệ thống cảm biến sẽ cảm nhận được các chuyển động tại các khu vực trọng điểm, đồng thời có khả năng gửi tín hiệu cảnh báo đến các trung tâm đầu não để đưa ra cảnh báo hay ngữ cảnh tùy theo nhu cầu của người dùng.
Cảm biến cửa là lớp bảo mật thứ 3 của ngôi nhà, mặc thiết kế đơn giản dễ dàng sử dụng nhưng cảm biến cửa lại là hệ thống bảo mật vô cùng an toàn và nhạy bén. Chỉ cần cánh cửa hơi mở hé, cảm biến đã có thể phát hiện được đột nhập ngay lập tức. Dựa trên trạng thái đóng mở cửa mà cảm biến sẽ đưa ra các cảnh báo hay ngữ cảnh tùy theo nhu cầu sử dụng. 

 

                  3.5. Hệ thống tưới cây thông minh

Đối với nhà thông minh, việc quản lý không gian xanh trong nhà trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Người dùng có thể điều khiển hay hẹn giờ cho các thiết bị tưới, chiếu sáng hay bơm lọc cho khu vườn của mình.

                  3.6. hệ thống ra lệnh giọng nói cho ngôi nhà

Nhà thông minh điều khiển bằng giọng nói hay còn gọi là Voice Control được hiểu đơn giản là giải pháp giúp người dùng có thể điều khiển hệ thống thiết bị điện trong nhà nhanh chóng, thông minh bằng chính giọng nói của mình.

Việc tích hợp giọng nói sẽ giúp người dùng có trải nghiệm tốt nhất ngôi nhà thông minh của mình, giúp giảm thời gian và công sức của người dùng khi chỉ cần sử dụng giọng nói để điều khiển ngôi nhà của mình.

 

                  3.7 .Tiết kiệm năng lượng

Nhờ khả năng điều khiển và tự động hóa được các thiết bị điện trong nhà, việc kiểm soát thời gian, năng lượng sử dụng của các thiết bị điện trong nhà sẽ được tối ưu hóa hơn.

 

  1. Top giải pháp nhà thông minh tại Việt Nam
  1. Nhà thông minh Lumi
  2. Nhà thông minh Tuya
  3. Nhà thông minh Xiaomi
  1. Các gói nhà thông minh tại Hà Nội

(tham khảo tại link….)

Đánh giá của bạn :

1 Bình luận

  • N

    Nam

    hello

    Trả lời 17:07 19/11/2021

    Vui lòng bổ sung thông tin

    Vui lòng bổ sung thông tin

    Vui lòng bổ sung thông tin

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vui lòng bổ sung thông tin

    Đóng
  • Xem tất cả bình luận

    Viết bình luận

Hẹn lịch tư vấn cùng đội ngũ chuyên gia của Lumi Smarthome

Gọi ngay Gọi ngay Gọi ngay Zalo Chat với chúng tôi qua zalo Zalo Messenger Facebook Messenger Messenger Báo giá Nhận báo giá Nhận báo giá